Kỹ Sư Việt Và Sáng Chế Tỷ USD Làm Thay Đổi Ngành Viễn Thông Thế Giới

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 270 Xem

Với việc lập kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dẫn sợi quang, phát minh của Lê Thái Sơn được đánh giá là một giải pháp tiên phong, có thể thay đổi ngành viễn thông với những tác động lên tới hàng tỷ USD.

Kỹ Sư Việt Và Sáng Chế Tỷ USD Làm Thay Đổi Ngành Viễn Thông Thế Giới

 

Với việc lập kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dẫn sợi quang, phát minh của Lê Thái Sơn được đánh giá là một giải pháp tiên phong, có thể thay đổi ngành viễn thông với những tác động lên tới hàng tỷ USD.

Tốc độ truyền dẫn của sợi quang tuy nhanh nhưng vẫn có giới hạn bởi những trở ngại về mặt vật lý. Đây cũng là lý do mà các ứng dụng đòi hỏi độ trễ thấp như công nghệ robot phẫu thuật điều khiển từ xa qua Internet chưa thể được triển khai một cách đại trà.

Theo giải thích của Lê Thái Sơn, kỹ sư điện tử tại phòng thí nghiệm Bell Labs của Nokia ở Stuttgart (Đức), dải tần số ánh sáng được sử dụng để truyền tải dữ liệu trong sợi quang có giới hạn và đang dần trở nên cạn kiệt. Những sợi cáp quang biển nối các lục địa với nhau vốn có chi phí vận hành tốn kém sẽ sớm trở thành một nút thắt cổ chai.

truong-thpt-chuyen-khtn
Kỹ sư điện tử Lê Thái Sơn.

Chàng kỹ sư này nhắc lại một lần nữa về Giới hạn Shannon. Định lý Shannon chỉ ra rằng, đối với một kênh nhiễu có một dung lượng thông tin C và một tỷ lệ truyền thông tin R nào đấy, thì nếu R < C, sẽ tồn tại một kỹ thuật mã hóa cho phép xác suất lỗi bên máy thu được tùy tiện giảm nhỏ đi. Điều này có nghĩa là trên lý thuyết, người ta có thể truyền tải thông tin không bị lỗi tới một tỷ lệ giới hạn cao nhất bằng dung lượng cho phép C.Chính vì điều này mà Lê Thái Sơn, anh chàng kỹ sư quê Vĩnh Phúc đã nghĩ đến ý tưởng gửi nhiều bit hơn mỗi giây qua các sợi quang. Đây là điều cần thiết để tăng cường độ các xung, dù nó cũng gây ra sự bóp méo phi tuyến tính với các tín hiệu ánh sáng, Lê Thái Sơn nói.

Lê Thái Sơn cho rằng, giới hạn Shannon là không thể chối cãi, tuy nhiên, chàng kỹ sư này đã phát triển một phương pháp khéo léo nhằm tránh giới hạn này. Đây cũng là lý do mà Lê Thái Sơn trở thành một trong những cái tên được vinh danh tại giải thưởng sáng tạo dưới 35 tuổi (Innovators Under 35) châu Âu năm 2018.

truong-thpt-chuyen-khtn
Lê Thái Sơn (SN 1987) là cựu học sinh THPT chuyên Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội.

Chàng kỹ sư này còn phát triển được một phương pháp có thể đọc dữ liệu từ một số kênh tần số với một photodiode đơn, nhờ đó, Lê Thái Sơn đã tăng tốc độ dữ liệu tối đa trên một kênh tần số từ 40 Gigabyte/giây lên 256 Gigabyte/giây. Đây hiện là kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dẫn qua sợi quang.Giải pháp của Lê Thái Sơn là tính toán các biến dạng dữ kiến và định hình tín hiệu nhằm bù đắp các tác động của nhiễu. Trong các thử nghiệm của mình, Lê Thái Sơn có thể tăng công suất các sợi quang riêng lẻ lên đến 50%.

Chưa dừng lại ở đây, mục tiêu của Lê Thái Sơn là nâng năng lực truyền dẫn này lên gấp 10 lần vào năm 2025. Giải pháp của chàng kỹ sơ này không cần thêm chi phí bổ sung và góp phần giúp tiết kiệm vòng đời dữ liệu.

Theo ý kiến ​​của Dariusz Nachyla,  doanh nhân, nhà đầu tư và tư vấn quản lý tại TMT Industry, một thành viên ban giám khảo của Innovators Under 35 châu Âu, dự án của Lê Thái Sơn là một sự tiên phong. Đây là phát minh có thể thay đổi ngành viễn thông với những tác động lên tới hàng tỷ USD.

Nguồn: Trường THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên.

Gọi ngay